Những tác dụng của cây hoa sen
Hạt sen (hay còn gọi là liên nhục) có vị ngọt được dùng nhiều trong các món ăn còn có công dụng trong điều trị các bệnh ở tỳ, thận, tim. Đặc trị nhiều chứng bệnh như tỳ hư, đại tiện lỏng, di tinh hay như chứng đới hạ trong nữ giới, tìm hồi hộp mất ngủ.
Bài thuốc dành cho trị chứng bệnh tỳ hư: Sử dụng 50g liên tử, 15g ý dĩ, 15g biển đậu, 10 quả hồng táo. Tất cả đem sắc lên uống liên tục trong 20 ngày sẽ mau khỏi bệnh.
Ngoài ra còn có: liên tử tâm, tâm sen, liên tâm mang vị đắng, tính hàn có thể giúp điều trị những bệnh ở tim, thận. Tác dụng thanh nhiệt trong tim, làm hạ huyết áp, có khả năng làm hai tạng tim và thận thông nhau tránh phát sinh bệnh, cố tinh, chảy máu cam, huyết nhiệt nôn ra máu…
Ngó sen, ngẫu sen với vị ngọt, tính mát nếu dùng sống, tính ôn nếu nấu chín, có khả năng điều trị các bệnh ở tim, gan, tỳ, vị. Dùng sống những loại non, mài nước đặc đem cho người bệnh uống có tác dụng làm mát huyết, cầm huyết, có thể tiêu huyết ứ, chảy máu cam, trị tiểu đường, những người tiểu tiện ra máu, giải rượu… cho uống mỗi ngày từ 20 đến 40ml.
Đối với những loại già hơn, củ to có thể dùng chín. Tác dụng bổ tỳ vị, ích huyết, bổ tâm an thần. Bột có thể làm thuốc bổ dưỡng đối với người cao tuổi, người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, giúp nhanh liền vết thương sau mổ, phụ nữ sau sinh huyết hư gầy yếu. Ngoài ra còn có tác dụng cầm máu nếu sao cháy đắp vào vết thương, làm thực phẩm bổ dưỡng trong các món ăn như nộm, canh, món xào cùng thịt bò…
Liên phòng, gương sen có vị đắng, chát, tính ấm có tác dụng điều trị các chứng băng huyết, phụ nữ huyết uất. Đem sắc lên cùng những vị thuốc khác cho người bệnh uống hàng ngày.
Lá sen, hà diệp với tính bình, vị đắng, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, đặc trị chứng tâm phiền mất ngủ cũng như đau dạ dày, cố tinh ích nguyên khí.
0 nhận xét trong bài "Những tác dụng cơ bản của cây Sen"
Đăng nhận xét